1: Cây Tùng Thơm và ý nghĩa phong thủy của Cây Tùng Thơm
Cây Tùng Thơm hay còn gọi là Tùng Mini thuộc họ tùng mang mùi hương rất riêng, nó thuộc cây thân gỗ, kích thước nhỏ. Chiều cao thông thường của cây từ 30 - 60cm. Rễ dạng chùm, bò ngang, bám ngang và sinh trưởng rất tốt nhờ khả năng hút nước mạnh.
Lá cây tùng thơm là lá kim, màu xanh tươi tắn và mọc rất xum xuê, có tinh dầu nên cây có mùi thơm khá đặc biệt. Cây Tùng Thơm là món đồ trang trí nội thất và không gian làm việc vô cùng độc đáo.
Với màu xanh bắt mắt cùng mùi hương dễ chịu, sẽ làm cho tinh thần bạn trở nên thoải mái hơn và còn có tác dụng xua đuổi côn trùng. Theo phong thủy, cây Tùng Thơm được xem là biểu tượng của sự bền vững, may mắn và tài lộc.
Cây tùng thơm cũng được coi là biểu tượng của sự cao quý, sự thanh tao và sự thanh lịch.
Cây tùng thơm có hình dáng nhỏ gọn, tươi tắn, với lá kim tựa như kim ngọc, tượng trưng cho sự trường tồn, bền vững và may mắn. Ngoài ra, tên gọi "tùng thơm" của cây cũng mang ý nghĩa của sự thanh tao, tinh khiết và trang nhã.
Với những ý nghĩa này, cây tùng thơm thường được trang trí trong không gian làm việc, giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh và may mắn trong công việc.
Ngoài ra, cây tùng thơm cũng có thể giúp tăng cường năng lượng và sự cân bằng trong căn phòng, đem lại cảm giác thư giãn và tinh thần thoải mái cho nhân viên trong văn phòng.
Cây Tùng Thơm sẽ hợp với những người mệnh Mộc. Bởi vì Cây Tùng Thơm là cây thân gỗ, có hình dáng thanh tao, tươi tắn, với lá kim tựa như kim ngọc và thường mọc trong môi trường sống đầy đủ ánh sáng, không khí tươi mát, tạo nên sự cân bằng giữa âm dương.
2: Cách chăm sóc cây Tùng Thơm trong văn phòng
Cây Tùng Thơm có thể sinh sống và phát triển khỏe mạnh trong môi trường trong nhà, văn phòng.
Tuy nhiên, Cây Tùng Thơm không phải loại cây dễ tính, nên nếu không biết cách chăm sóc cây sẽ nhanh chóng mất sức sống. Để một cây Tùng Thơm phát triển tốt trong văn phòng, bạn nên đảm bảo các yếu tố sinh trưởng của cây dưới đây:
Đặt cây ở nơi có Ánh Sáng phù hợp
Cây Tùng Thơm thích ánh sáng trực tiếp của mặt trời, vì vậy hãy đặt cây tùng thơm gần cửa sổ hoặc bàn làm việc, nơi có ánh sáng tự nhiên chiếu được vào cây.
Tuy nhiên, nên tránh nơi có ánh sáng quá mạnh, gắt, nhiệt độ cao, lá cây có thể bị cháy. Bạn không nên đặt cây ở góc phòng xa cửa sổ, ánh sáng quá ít hoặc quá yếu, cây Tùng Thơm sẽ nhanh chóng yếu đi và héo úa.
Ngoài ánh sáng cây cần đặt nơi càng nhiều gió, càng thoáng khí càng tốt. Không nên để cây trong phòng họp luôn đóng cửa bí bách. Cuối tuần, bạn nên di chuyển cây ra cạnh sửa sổ mở hé.
Đất Trồng thoát nước tốt
Cây tùng thơm cần đất có độ thông thoáng tốt và giàu dinh dưỡng. Khi mua cây về, tốt nhất bạn nên trồng cây ra một chậu lớn hơn, thêm đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt cho cây.
Bạn có thể mua các loại giá thể trồng cây cảnh tại hàng cây cảnh. Không nên dùng đất tribat, đất vườn, rễ cây Tùng Thơm dễ bị úng khi trồng trong đất loại này.
Nên trông cây Tùng Thơm và chậu lớn hơn ra với tán lá cây, chậu có nhiều lỗ thoát nước. Tốt nhất bạn nên chọn chậu nhựa nhiều lỗ, chậu đất nung có khả năng thoát nước qua thành chậu. Lưu ý: Không nên rải sỏi trắng trên mặt chậu, sẽ giảm độ thoáng của đất.
Tưới nước đủ nhưng không quá nhiều
Cây Tùng Thơm cần được tưới đều và đủ nước để đất được ẩm nhưng không quá ngập. Bạn không nên tưới cây quá thường xuyên, Chỉ nên tưới khi 1-2cm bề mặt đất khô, hãy tưới nước vào chậu cho đến khi nước chảy ra khỏi lỗ thoát nước dưới chậu.
Nếu bạn sử dụng chậu có khay hứng, hãy đổ hết nước trong khay sau khi tưới. Không nên tưới nước liên tục, vì điều này có thể gây ra hiện tượng úng rẽ.
Chăm sóc cây Tùng Thơm bằng Phân bón
Để cây tùng thơm phát triển tốt, bạn nên bón phân định kỳ mỗi tháng một lần. Sử dụng phân bón chuyên dụng cho loại cây này hoặc phân bón tổng hợp đều được.
Cắt tỉa
Để cây tùng thơm luôn được tươi tốt, bạn nên cắt tỉa định kỳ để loại bỏ các nhánh cây đã khô và chết, giúp cây phát triển mạnh và đồng đều.