Các chấn thương thường thấy khi chuyển nhà
Chấn thương vùng lưng và cột sống
đây là những chấn thương thường hay gặp khi chuyển nhà. Bởi vì, trong quá trình vận chuyển nhân viên buộc phải đứng lên, cúi xuống bê đồ liên tục, sức nặng của đồ vật sẽ tác động lên cột sống và các cơ ở lưng rất mạnh.
Nên chỉ cần làm sai động tác là có thể gặp chấn thương ngay.
Chấn thương tay, chân
Đây là những vùng thường xuyên bị va chạm trong quá trình chuyển nhà. Có thể là bông gân hoặc trật khớp, nặng hơn nữa là gãy xương và lý do thường thấy là do bị va đập hoặc bị đè bới những vật có trọng lượng lớn dẫn đến chấn thương.
Chảy máu phần mặt
Các trường hợp này chủ yếu xảy ra khi nhân viên tháo dỡ vô tình bị vật thể rơi chúng vào mặt dẫn đến chấn thương hoặc bị trượt chân vấp ngã khi vấp phải vật cản dưới chân.
Những lưu ý về an toàn khi chuyển nhà
Khai thông lối đi bốc dỡ
Lối đi hẹp, nhiều vật cản chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sự cố khi chuyển nhà. Không ít bạn khi đang khiên đồ vật nặng vô tình vấp ngã hoặc bị vướng phải vật cản phía dưới chân gây dẫn đến té ngã, trượt chân làm bị thương như trật khớp hoặc gãy xương.
Chính vì thế việc khai thông, dọn dẹp các chướng ngại vật có trên lối đi là việc làm rất quan trọng cần thực hiện trước khi vận chuyển đồ đạc.
Đóng gói đồ đạc cẩn thận, Kiểm tra kĩ trước khi bê vác
Nhiều tình huống như thế này đã xảy ra, khi chủ nhà tự đóng gói các món đồ vào các thùng các tông, khi bê thùng lên, do đáy thùng không chắc chắn hoặc không chịu được sức nặng bên trong nên các đồ vật bên trong bông rơi xuống va chạm vào chân.
Vì vậy, khi đóng gói đồ đạc chúng ta cần lưu ý:
- Lựa chọn túi, hộp chắc chắn. Gia cố đáy thùng chắc chắn rồi mới đóng gói đồ đạc.
- Sắp xếp đồ đạc một cách hợp lý và cân bằng trọng lượng. Tránh xếp bên nặng, bên nhẹ.
- Dùng dao rạch một hình tam giác hoặc hình vuông ở hai bên hông thùng carton để có thể có chỗ cầm chắc chắn.
Trước khi bê một thùng đồ đạc nào đó, bạn nên kiểm tra xem nó có chắc chắn và đảm bảo an toàn khi di chuyển hay không. Việc làm này vừa giúp đảm bảo an toàn cho người và vật nếu thùng đóng gói chưa chắc chắn.
Hướng dẫn tư thế đúng khi bê vác đồ nặng
Bước 1:
Dang rộng hai chân, từ từ hạ thấp đầu gối. Khối nặng phải luôn đặt giữa 2 chân. Nắm thật chắc vào khối nặng đang mang. Ép hai cùi chỏ vào. Không được nâng vật nặng với tư thế hai cùi chỏ khuỳnh ra hai bên.
Bước 2:
Giữ thẳng lưng. Nâng đồ vật lên một cách dứt khoát. Trong khi nâng, ôm sát vật nặng vào người. Luôn chỉ dùng cơ bắp, và cử động của tay, chân, đùi, chứ không dùng cử động của lưng, hông trong khi nâng. Giữ lưng luôn thẳng, không ngửa ra phía sau.
Bước 3:
Áp sát đồ vào thân. Giữ tư thế thế thẳng lưng trong khi di chuyển. Luôn mang vác vật với kích thước và độ cao vừa đủ để có thể nhìn thấy rõ đường đi.
Không được di chuyển về phía trước nếu không nhìn thấy được các ghềnh, gờ chướng ngại vật ở phía trước. Khi chuyển hướng, xoay chân để xoay người, không được xoay lưng hoặc hông.
Bước 4:
Khi đặt vật nặng xuống dùng cơ bắp và các cử động của tay, đầu gối, không dùng cử động của lưng. Không được phép cúi người để đặt vật nặng xuống. Khi đặt vật nặng lên kệ, lên bệ xe tải, đặt vật nặng xuống và đẩy vào.
Luôn đẩy chứ không kéo. Khi kéo, ta khiến tay, vai, lưng làm việc ở vị trí không tự nhiên. Các cử động ở vị trí kéo là bất lợi cho các cơ bắp tay, vai, lưng.
Tư thế bê đồ nặng đúng cách Thực hiện đúng các bước trên sẽ giúp cột sống của bạn không bị ảnh hưởng, tránh bị đau lưng do sai tư thế. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi vừa bê vác vật nặng vừa di chuyển.
Lúc này, các cơ lưng chịu tác dụng lực cũng sẽ phải căng ra nên nếu quãng đường vận chuyển đồ đạc không gần, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ vận chuyển.
Đối với những đồ có trọng lượng lớn, cồng kềnh luôn phải có người hỗ trợ.
Bốc dỡ đồ đạc lên phương tiện vận chuyển Tủ quần áo, tủ lanh, máy giặc, bộ bàn ghế gỗ… là những thứ khó vận chuyển nhất vì kích thước lẫn trọng lượng của chúng.
Một người khiên rất dễ gây ra hư hỏng đồ vì khó kiểm soát, nếu quá cố sức rất dễ dẫn đến chấn thương.
Do đó để đảm bảo an toàn đối với những đồ đạc có kích thước lớn và nặng luôn cần có hai hay nhiều người bê đỡ và hỗ trợ cho nhau hoặc sử dụng máy móc để vận chuyển.
Áp Dụng Sử Dụng Máy Móc
Máy móc, dụng cụ giúp giảm thiểu công sức cũng như tai nạn khi chuyển nhà. Nhà ở thành phố thông thường đều có diện tích nhỏ và hẹp nên cần phải sử dụng đến các trang thiết bị như máy tời hay cần cẩu loại nhỏ để đưa những món đồ lớn từ trên tầng cao xuống.
Điều này sẽ giúp công việc chuyển đồ không bị gián đoạn và tránh được những tai nạn đáng tiếc.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Chuyển nhà trọn gói Kiến Vàng về tư thế đúng khi bê vác đồ nặng. Thông qua đây, bạn đã phần nào hình dung được những vất vả và các nguy cơ tai nạn có thể xảy ra trong suốt quá trình trình chuyển nhà.
Chính vì thế để nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, chúng tôi vẫn khuyến khích những khách hàng đang có ý định chuyển nhà hãy nên sử dụng các dịch vụ chuyển nhà trọn gói thay cho việc tự mình làm.