Chuyển nhà cùng bé yêu

Nhưng đừng lo lắng quá, chuyển nhà thường là vì những lý do tích cực mà! Hãy cùng con biến việc chuyển nhà thành một cuộc phiêu lưu thú vị nhé!

Trước khi chuyển nhà

Tạo không khí hứng khởi

Hãy cùng con thảo luận về việc chuyển nhà, biến nó thành một cuộc phiêu lưu đầy thú vị. Lên kế hoạch cho một hoạt động vui chơi sau khi chuyển nhà xong, như đi ăn kem hay đi biển chẳng hạn.

 

Giảm bớt sự lo lắng

Lên kế hoạch chi tiết cho ngày chuyển nhà để con biết trước những gì sẽ xảy ra. Thường xuyên trò chuyện về việc chuyển nhà, đặc biệt là khi ngày chuyển nhà gần kề, để hiểu được những lo lắng của con và giải quyết chúng kịp thời.

 

Thiết kế phòng mới

Hãy để con tự chọn màu sơn hoặc đồ trang trí cho phòng mới, chẳng hạn như một chiếc ghế lười, một chiếc lều nhỏ xinh hay một bức tranh dán tường hình nhân vật hoạt hình yêu thích.

Trong ngày chuyển nhà

Làm quen với các chú chuyển nhà

Giới thiệu con với các chú chuyển nhà để con cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn. Các chú ấy rất yêu quý trẻ con và luôn sẵn lòng giúp đỡ đấy!

 

Cho con tham gia

Hãy giao cho con những nhiệm vụ nhỏ phù hợp với lứa tuổi, chẳng hạn như lau bụi hay lấy nước cho các chú chuyển nhà. Điều này sẽ giúp con cảm thấy mình là một phần quan trọng của quá trình chuyển nhà.

 

Chuẩn bị túi đồ dùng cần thiết

Cho những món đồ chơi yêu thích của con vào một chiếc túi đặc biệt để con luôn có chúng bên cạnh, giúp con cảm thấy an tâm và giảm bớt lo lắng.

 

Giữ con bận rộn

Nếu con bạn đã đủ lớn, hãy chuẩn bị sách truyện hoặc các hoạt động để con giải trí trong lúc bạn bận rộn với việc chuyển nhà. Bạn cũng có thể tải xuống miễn phí bộ sách tô màu và trò chơi từ Kiến Vàng Group® để giúp con vui vẻ hơn trong ngày chuyển nhà.

Sau khi chuyển nhà

Khám phá khu phố mới

Dành thời gian cùng con khám phá khu phố mới. Khuyến khích con tìm kiếm những địa điểm vui chơi mới, chẳng hạn như công viên, sân chơi hoặc quán pizza ngon gần nhà.

 

Làm quen với hàng xóm

Giới thiệu con với những đứa trẻ hàng xóm để con có thể kết bạn mới và làm quen với môi trường sống mới.

 

Làm quen với trường học mới

Nếu con bạn phải chuyển đến trường mới, hãy giúp con làm quen với trường lớp, tìm hiểu về các hoạt động ngoại khóa mà con có thể tham gia.

Khi chuyển đến nhà mới cần lưu ý những gì để giữ an toàn cho trẻ nhỏ

1. Kiểm tra ban công và thiết kế an toàn trước khi cho trẻ chuyển đến

Bạn sắp chuyển đến một căn chung cư hoặc căn hộ trên tầng cao. Trước khi chuyển đến nhà mới, bạn cần khảo sát ban công, sân thượng cửa sổ, cầu thang...có an toàn hay không rồi mới cho trẻ em chuyển đến.

 

Nếu ban công không đảm bảo các yếu tố an toàn, bạn cần xử lý trước hoặc gửi trẻ cho ông bà, người thân trông hộ thời gian ban đầu. Sau khi các xử lý an toàn ban công, sân thượng mới đón trẻ về.

 

Khi chuyển đến nhà mới, các bố mẹ khá bận rộn trong việc dọn dẹp, sắp xếp đồ nên thường không để ý đến các con. Các bé đến nhà mới lại thường có tâm lý khám phá, leo trèo dễ gây đến tai nạn đáng tiếc.

Trên thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bé bị rơi từ cửa sổ chung cư xuống khi vừa chuyển đến nhà mới.

 

Ban công, cửa sổ như thế nào là toàn?

Theo các kiến trúc sư, ban công, cửa sổ nên thiết kế cao ít nhất một mét trở lên, để đảm bảo bé khó có thể trèo qua. Ở dưới nền ban công không được để chậu hoa, máy giặt, ghế ngồi hay các đồ dùng giúp các bé leo trèo.

 

Lan can ở ban công không được làm dưới 1m3 và không được làm song ngang. Bởi lan can ban công làm song ngang thì vô tình giúp các em bé dễ leo trèo, chơi đùa sẽ gặp nguy hiểm.

 

Tốt nhất nên sử dụng song đứng, vững chắc, cao hơn 1m3. Khoảng cách giữa các lan can không được quá bốn inch (khoảng 10cm), đảm bảo ngay cả đứa trẻ nhỏ nhất cũng sẽ không thể chui qua.

 

Cửa sổ cũng phải có song rào chắn, khoảng cách giữa các song đủ hẹp để các bé không chui ra được. Sân thượng cần có lan can, nếu không đảm bảo cửa dẫn ra ban công khóa, không mở khi không có bố mẹ, người lớn ở đó.

 

Nếu ban công nhà mới không đủ an toàn, bố mẹ hãy làm ngay lưới an toàn, khung bảo vệ trước khi cho bé chuyển đến.

Chuyển nhà cùng bé yêu

2. Kiểm tra kỹ ổ điện dây điện trong nhà

Ổ điện, dây diện cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Lần đầu đến nhà mới, cho trẻ tránh ra các vị ví có dây điện ổ điện nếu chưa được kiểm tra kỹ.

 

Không nên cho trẻ đi chân trần ngay khi vừa chuyển đến nhà mới để giảm rủi ro giật cho dò điện. Bạn kiểm tra hệ thống điện cố định ở nhà mới như cầu chì, cầu dao để đảm bảo an toàn khi lắp hệ thống dây điện.

 

Việc này khá dễ nên bạn có thể tự làm được. Sau khi sắp xếp đồ dùng ổn định bạn hãy tiến hành lắp các thiết bị điện, vừa lắp đặt vừa kiểm tra độ an toàn của đường dây điện.

 

Sau đó bạn cần phải lo đến hệ thống điện chiếu sáng, nếu là nhà bạn thuê hoặc là nhà mua với rất nhiều vị trí trong hệ thống điện đã cũ kĩ và có dấu hiệu hư hỏng thì bạn phải kịp thời xử lý ngay lập tức.

 

Sau đó tiếp tục đến hệ thống điện của các máy móc, thiết bị trong nhà cũng cần phải được kiểm tra và thực hiện lắp đặt một cách cẩn thận nhất.

 

Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng thêm những thiết bị điện khác nữa đòi hỏi một lượng điện lớn hơn thì cần yêu cầu lắp ráp thêm ổ cắm mới hoặc dùng ổn áp để ngăn chặn tình trạng quá tải điện.

 

Việc tìm cách xử lý dây điện khi vận chuyển nhà chưa bao giờ là một việc dễ dàng bởi nó ẩn chứa rất nhiều rủi ro nguy hiểm nếu bạn không hiểu biết và thật sự cẩn thận. Vì vậy tốt nhất bạn nên nhờ đến nhân viên điện lực đến hỗ trợ sẽ đảm bảo an toàn nhất, sự cẩn thận không bao giờ là thừa cả.

 

Khi chuyển đến nhà mới cần lưu ý những gì để giữ an toàn cho trẻ nhỏ

3. Dọn dẹp và lọc không khí trong nhà

Nhà mới thường tồn đọng khá nhiều bụi bẩn qua quá trình chuyển đi và chuyển đến. Bụi bẩn, mùi lạ có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ nhỏ.

 

Bạn cần tổng vệ sinh lại nhà, ưu tiên phòng ngủ và phòng tắm trước. Kiểm tra và don dẹp gầm tủ, gầm giường nếu có. Lọc không khí hoặc mở cửa cho không khí lưu thông (đảm bảo cửa sổ và ban công đã an toàn hoặc không có trẻ nhỏ vào thời điểm đó).

 

Bạn cũng có thể xông nhà mới để căn nhà thơm tho, tẩy uế này giúp gia đình loại bỏ những điều không may mắn, điềm xui xẻo hay các luồng sinh khí xấu có thể kéo đến.

 

Khi chuyển đến nhà mới cần lưu ý những gì để giữ an toàn cho trẻ nhỏ

4. Giáo dục con nhận thức về những nơi nguy hiểm

Hãy dạy con bạn cách nhận biết những nơi nguy hiểm và đặt ra các quy tắc đơn giản nhưng nghiêm ngặt. Ví dụ như: không được trèo lên chấn song, không trèo lên nội thất gần cửa sổ, không ra ngoài ban công chơi khi không có bố mẹ bên cạnh, không lại gần khu nhà bếp, nghịch ngợm bếp ga, phích nước nóng hay các đồ dùng như dao, kéo…

 

Với những bé nhỏ tuổi hơn, đã biết bò, bố mẹ không còn cách nào khác là theo sát con mọi lúc, mọi nơi vì chỉ cần rời mắt 1 lúc thôi là đã có thể xảy ra những sự việc vô cùng đáng tiếc. Nếu gia đình có giúp việc thì cũng phải nhắc nhở họ nghiêm túc về vấn đề này, không để họ chủ quan.

5. Đừng bao giờ để con 1 mình

Cách giữ an toàn tốt nhất cho trẻ khi đến nhà mới là không bao giờ để con 1 mình kể cả lúc trẻ đang ngủ. Ngay cả khi trẻ đã lớn, biết đi, biết chạy nhảy.

 

Vì trẻ con luôn hiếu động, tò mò về những thứ xung quanh, bé sẽ không lường trước được những nguy hiểm mình có thể gặp phải. Vì vậy, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, hãy luôn trông chừng con, không để con chơi ở những khu vực nguy hiểm.

 

Trường hợp có việc phải ra ngoài hoặc bận don dẹp, sắp xếp đồ, hãy nhờ một người lớn có trách nhiệm trông giúp con.

Với một chút chuẩn bị và quan tâm, việc chuyển nhà cùng con yêu sẽ trở nên dễ dàng và đáng nhớ hơn rất nhiều!