Chuyển nhà là một sự kiện quan trọng đối với mỗi gia đình. Ngôi nhà mới có thể là nơi bạn và người thân gắn bó suốt đời. Vì vậy, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là cần thiết để đảm bảo một khởi đầu suôn sẻ và may mắn.
Lễ nhập trạch đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vượng khí, tài lộc và mang lại bình an, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Để buổi lễ diễn ra tốt đẹp, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các vật dụng cần thiết và thực hiện các nghi thức theo đúng phong tục tập quán.
Lễ nhập trạch là gì ?
Lễ nhập trạch là nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam khi gia đình chuyển đến nhà mới. Đây là nghi thức tâm linh nhằm báo cáo với các vị thần linh, thổ địa cai quản khu vực đó về việc gia đình sẽ sinh sống tại đây,
Ý nghĩa của lễ nhập trạch
Ông bà ta có câu "đất có thổ công, sông có hà bá". Trong quan niệm truyền thống, mỗi vùng đất đều có các vị thần cai quản. Khi chuyển đến nhà mới, lễ nhập trạch là nghi thức quan trọng để:
- Thông báo với thần linh, thổ địa: Giống như chào hỏi chủ nhà khi đến chơi, lễ nhập trạch là cách chúng ta xin phép các vị thần linh, thổ địa cai quản mảnh đất, ngôi nhà mới. Đồng thời, báo cáo với gia tiên về việc chuyển đến sinh sống và cầu mong sự phù hộ, che chở.
- Gắn kết gia đình: Lễ nhập trạch là dịp để gia đình sum vầy, cùng nhau cầu mong những điều tốt đẹp. Đây cũng là cơ hội để mời bạn bè, người thân đến chia vui và giới thiệu về tổ ấm mới.
- Tạo sự an tâm: Nghi thức nhập trạch giúp gia chủ xua đuổi vận khí xấu, mang lại vượng khí và sự bình an cho ngôi nhà.
"Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", lễ nhập trạch là nét đẹp truyền thống thể hiện lòng thành kính với thần linh, tổ tiên, giúp gia chủ an tâm tận hưởng cuộc sống mới.
1. Chọn ngày giờ tốt làm lễ nhập trạch
Xem ngày tháng và giờ hoàng đạo chuyển nhà có hợp tuổi hay không là việc quan trọng, phần nào quyết định vận khí của gia chủ sau này.
Theo phong tục dân gian, chọn ngày tốt sẽ giúp bạn phát huy tối đa năng lực, được các vị thần soi sáng, mọi thứ tiến triển thuận lợi và may mắn hơn bình thường.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, phong thủy tốt mang lại vượng khí tài lộc cho ngôi nhà và các thành viên trong gia đình được thần linh, tổ tiên phù hộ.
Xem thêm: Cách xem ngày đẹp chuyển nhà hoặc nhập trạch
2. Dọn dẹp và tẩy uế
Dọn dẹp
- Quét dọn sạch sẽ: Chú ý các ngóc ngách và góc khuất.
- Sắp xếp khoa học: Đảm bảo không gian gọn gàng, ngăn nắp.
Xem thêm: Cách sắp xếp nhà cửa thông minh và khoa học
Xông nhà
- Mục đích: Xua đuổi tà khí, đón may mắn và không khí trong lành cho ngôi nhà mới.
- Cách thực hiện:
- Đốt: Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như sả, bồ kết, vỏ bưởi, rễ cây, lá thảo mộc để tạo mùi thơm.
- Máy xông tinh dầu: Thay thế cho việc đốt nếu không được phép.
- Lưu ý:
- Xông từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới.
- Xông kỹ các ngóc ngách ẩm thấp, góc tối.
- Mở cửa sổ để đón ánh nắng và không khí trong lành.
- Bật đèn để tăng nhiệt khí.
Xem thêm: Cách xông nhà xua đuổi tà khí, thu hút vượng khí khi về nhà mới
3. Làm lễ nhập trạch
Đồ thờ cúng
- Nếu nhà mới chưa có: Mua bàn thờ, lư hương, bát hương, đèn, lọ hoa, bộ chén đũa, hũ đựng gạo, muối, nước, nậm rượu.
- Làm sạch đồ thờ: Rửa bằng nước, rượu gừng, nước ngũ vị và lau khô.
Xem thêm: Chuyển nhà có nên mang theo bát hương thổ công?
Lễ vật
Tùy vào điều kiện gia đình, lễ vật có thể đơn giản hoặc thịnh soạn, gồm 3 phần:
- Hương hoa: Hoa tươi (cúc, ly, hồng), hương, trầu cau, vàng mã, đèn cầy, 3 chén nhỏ (gạo, muối, nước).
- Ngũ quả: 5 loại trái cây tươi theo mùa, sắp xếp đẹp mắt.
- Mâm cơm cúng:
- Mặn: Gà luộc, thịt luộc, heo quay, xôi, chả giò...
- Chay: Canh rau củ, món đậu hũ, xôi đậu, bánh kẹo, chè...
Thêm vào: 3 ly trà, 3 điếu thuốc, 3 ly rượu đặt bên mâm cúng.
Xem chi tiết: Mâm cơm cúng về nhà mới gốm những gì?
Chuyển nhà mang gì vào trước ?
- Xông nhà: Đốt lò than trước cửa, thêm chút trầm để tẩy uế và tạo hương thơm.
- Chủ nhà vào trước: Người chồng/cha cầm bát hương và bài vị tổ tiên bước qua lò than.
- Các thành viên khác: Cầm vật thờ cúng (gạo, bếp, nước, muối...) bước qua lò than.
- Bật đèn và mở cửa: Tạo không khí sáng sủa, ấm cúng.
- Nấu nước và trò chuyện vui vẻ: Tăng thêm sinh khí cho ngôi nhà.
- Sắp xếp bàn thờ: Đặt bàn thờ gia tiên và thổ địa ngay ngắn.
- Bày mâm cúng: Đặt giữa nhà, hướng về phía hợp tuổi gia chủ.
Xem thêm: Chuyển nhà mang gì vào trước để nhiều may mắn
Cúng về nhà mới
- Thắp nhang và đọc văn khấn: Mọi người đứng trước mâm cúng, chắp tay nghiêm trang. Xem chi tiết: Bài văn khấn về nhà mới
- Nấu nước pha trà: Trong lúc chờ nhang tàn, gia chủ nấu nước sôi để pha trà dâng lên và cùng thưởng thức.
- Hóa vàng mã: Sau khi vàng mã cháy hết, rưới rượu lên tro.
- Giữ lại muối, gạo, nước: Để sau này đặt lên bàn thờ ông Táo, tượng trưng cho sự ấm no.
- Hoàn tất lễ cúng: Gia chủ bắt đầu chuyển đồ đạc vào nhà mới.
Lưu ý:
- Có thể nhờ người lớn tuổi hoặc chuyên gia tâm linh thực hiện lễ cúng.
- Văn khấn thể hiện mong muốn của gia chủ, xin phép thần linh và tổ tiên chuyển đến nhà mới.
- Nên đọc văn khấn với giọng rõ ràng, thành tâm.
Tìm hiểu thêm :
Chuyển đến nhà thuê có cần làm lễ nhập trạch không?
4 .Về nhà mới kiêng gì?
Về nhà mới kiêng gì và vì sao phải làm vậy?
Một tổ ấm mới, một khởi đầu mới, đặc biệt với những ai kết hợp sử dụng nhà ở làm nơi để kinh doanh thì càng phải chú trọng hơn.
Tùy theo suy nghĩ, quan niệm sống của mỗi người, mỗi gia đình sẽ có những niềm tin, cách thức chuẩn bị vào nhà mới khác nhau, bạn có thể tham khảo những điều Kiến Vàng gợi ý sau đây và lựa chọn cái phù hợp nhất.
Xem thêm: Những điều kiêng kị khi chuyển về nhà mới
5. Về nhà mới nên làm gì ?
Dân gian có câu “Vạn sự khởi đầu nan”, bạn có thể tham khảo một số việc làm mang ý nghĩa phong thủy, đem lại sung túc mà Kiến Vàng gợi ý sau đây và tiếp tục tìm câu trả lời cho câu hỏi
Xem thêm: 20 điều nên làm khi chuyển đến nhà mới?