chuyển nhà trọn gói

Dịch vụ đóng gói đồ đạc chuyển nhà

21/12/2023  
Dịch vụ đóng gói đồ đạc chuyển nhà của Kiến Vàng Group

Tự đóng gói và vận chuyển đồ đạc khi chuyển nhà có thể là một nhiệm vụ đầy thách thức, đặc biệt là khi bạn phải quản lý nhiều mục đồ khác nhau. Để giảm bớt gánh nặng và lo lắng, nhiều người lựa chọn sử dụng dịch vụ chuyển nhà trọn gói. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách mà công ty chuyển nhà đóng gói đồ đạc khi chuyển nhà nhé.

1. Đóng gói đồ gỗ, nội thất mộc

Do độ​i thợ mộc thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị đồ nghề

Đảm bảo cơ bản công việc tháo lắp Kiến Vàng cần chuẩn bị công cụ cơ bản và cần thiết  nhất là một bộ tua vít, các đai ốc hoặc bạn sẽ cần thêm một số dụng cụ cơ bản sau đây:

1. Mỏ lết: Dùng để vặn ốc hoặc bu lông. Chọn mỏ lết có kích thước phù hợp với các ốc hoặc bu lông trên tủ bếp.

2. Mỏ vặn: Dùng để vặn và tháo các ốc nhỏ. Có nhiều loại mỏ vặn khác nhau như mỏ vặn phẳng, mỏ vặn chéo, mỏ vặn sao.

3. Búa: Dùng để đập hoặc đẩy các bộ phận cứng như móc treo tủ, nắp tủ, đinh, v.v.

4. Kìm: Dùng để cắt và kẹp các dây cáp, ống nhựa hoặc các chất liệu khác.

5. Máy khoan: Dùng để khoan lỗ trên tủ bếp hoặc tường nếu cần.

6. Máy cắt đa năng: Dùng để cắt các vật liệu như gỗ, nhựa hoặc kim loại mỏng.

7. Ruột gỗ hoặc tấm mica: Dùng để bảo vệ bề mặt tủ khi tháo lắp các bộ phận.

8. Thước kẻ, bút chì: Dùng để đánh dấu vị trí, đo kích thước khi tháo lắp tủ.

9. Thiết bị an toàn: Bao gồm kính bảo hộ, găng tay chống trơn trượt và mũ bảo hiểm khi làm việc với các công cụ mạnh. Các dụng cụ này chỉ là những dụng cụ cơ bản và có thể thay đổi tùy thuộc vào loại nội thất cần tháo lắp.

Đóng gói đồ mộc

Bước 2: Xác định chủng loại

Mỗi loại nội thất đều có kiểu dáng và cấu trúc khác nhau, chất liệu gỗ cũng khác nhau, cách tháo lắp cũng khác nhau, chính vì vậy trước khi tháo lắp, cần xem xét kỹ lưỡng và xác định các phần cần được tháo theo ngăn/cục/ô hay các phần cần tháo rời từng tấm, đánh số thứ tự từng bộ phận trước khi tháo dỡ, đảm bảo khi lắp ráp lại được chính xác và nhanh chóng.

Bước 3: Đóng gói – vận chuyển

Để việc di chuyển được an toàn, Kiến Vàng luôn chú trọng bọc lót cẩn thận trước khi di chuyển. Đầu tiên Kiến Vàng sẽ cuấn màng bọc nilon vào lớp trong cùng của đồ đạc, sau đó bọc đến lớp bìa carton, cuấn băng keo cố định các góc thật chắc chẵn, sau đó cố định lại toàn bộ đồ đạc theo hình chữ thập, đảm bảo tấm bìa được bọc cố định và không xê dịch di chuyển.

Tiếp đó là lớp xốp chống sốc được bọc bên ngoài lớp bìa carton nhằm mục đích bảo vệ an toàn, có độ êm ái khi di chuyển quãng đường dài không bị trầy xước móp méo khi bị va đập vào nhau.

Để lớp xốp chống sốc không bị bung ra, Kiến Vàng tiếp tục cố định chúng bằng một lớp băng keo phía ngoài cùng cho cố định, có thể trang trí thêm băng keo màu tại 4 góc của sản phẩm tạo thêm điểm nhấn cho gói hàng được đẹp, an toàn và chuyên nghiệp hơn.

Lưu ý: Đối với đồ đạc có góc nhọn/sắc cần bọc lót kỹ càng và dùng các tấm bìa dầy/cứng để cố định lại các góc, có như vậy khi di chuyển mới không bị gãy/vỡ/trầy xước và đầu nhọn/sắc đó không đâm vào các đồ đạc khác.

Bước 4: Lắp ráp – Kê đặt

Sau khi đồ đạc được chuyển đến địa điểm mới, nhân công hạ đồ và bốc xếp vào vị trí, phân loaị và chia thành từng bộ rồi lắp ráp lại, kê đặt vào vị trí theo yêu cầu.

2. Đóng gói đồ điện tử

Do t​hợ điện máy thực hiện

Tủ Lạnh

Bước 1: Lấy đồ ăn, thực phẩm ra ngoài

Việc đầu tiên Kiến Vàng thực hiện chính là phải bỏ hết tất cả thực phẩm đang bảo quản trong tủ lạnh ra ngoài, không để sót bất kỳ thứ gì dù là nhỏ nhất. Bởi lẽ, quá trình di chuyển, bưng bê, lắp đặt tủ lạnh sẽ khiến những thực phẩm đó có thể bị đổ, vỡ gây mất vệ sinh và làm tủ bị hư hỏng.  

Bước 2: Tháo khay kệ

Sau khi đã dọn dẹp hết đồ ăn, Kiến Vàng bỏ hết các khay kệ, ngăn kéo có thể tháo lắp trong tủ lạnh ra ngoài. Việc làm này làm giảm trọng lượng để việc vận chuyển tủ lạnh dễ dàng, nhanh chóng hơn và đảm bảo nội thất bên trong tủ lạnh không bị tác động, va đập khi đang vận chuyển.

Bước 3: Rút phích cắm

Sau khi rút phích cắm, hãy cuộn hoặc buộc lại thật gọn gàng để không làm cản trở trong quá trình vận chuyển tủ lạnh, nhất là khi cần chuyển tủ lạnh lên xuống tầng cao bằng thang bộ.  

Bước 4: Xả băng tuyết

Xả băng tuyết đóng trên ngăn đá và làm khô tủ lạnh trước khi di chuyển là việc rất quan trọng, bởi lẽ đóng gói đi xa mà trong tủ tuyết chưa tan hết và chưa được làm khô sẽ bị chảy nước ra ngoài làm hư vật liệu đóng gói và có thể nước sẽ tràn sang đồ đạc khác.

Thời gian  băng tuyết tan ít nhất từ 6 đến 8 tiếng mới tan hết nên việc này cần chủ động thực hiện trước khi di chuyển.

Bước 5: Cố định tủ lạnh

Cố định các bộ phận và bọc tủ lạnh sẽ hạn chế trầy xước, hư hỏng khi vận chuyển, hãy dùng màng bọc nilon, xốp chống sốc, bìa carton cuấn quanh tủ lạnh và dùng băng keo cố định lại vòng quanh tủ lạnh. Việc này nhằm tránh cửa tủ có thể bị bung ra, hư hỏng trong lúc di chuyển.

Hình minh họa : chuyển quạt điều hòa

Bước 6: Di chuyển

Để vận chuyển tủ lạnh, bạn có thể khuân vác hoặc đơn giản hơn hoặc dùng xe đẩy có độ lớn tương đương với tủ để di chuyển. Cần chú ý di chuyển thật nhẹ nhàng, cẩn thận và để tủ theo chiều dựng đứng, không nên để nằm, tuyệt đối không dựng ngược tủ.

Bước 7: Kê đặt vào vị trí

Sau khi đã vận chuyển tủ lạnh đến địa điểm mới, hãy đặt tủ lạnh vị trí đã tính toán và lắp đặt lại các khay, ngăn vào vị trí ban đầu, không nên cắm tủ ngay sau khi chuyển tránh bị sốc ga, nên để trong khoảng 2 đến 3 giờ rồi mới cắm điện.

Vận chuyển máy giặt

Bước 1: Rút dây nguồn

Sau khi đã hoàn thành khâu chuẩn bị, bước đầu tiên bạn không thể quên được là rút dây nguồn khỏi ổ cắm điện. Sau đó, cuộn và buộc dây điện cho gọn vào sau lưng máy.
Lưu ý:  Không nên bỏ dây kẹp vào trong máy giặt, vì như vậy sẽ làm hỏng luôn cả nắp máy giặt.

Bước 2: Xả nước

Cần xả hết nước trong máy ra ngoài theo đường ống dẫn nước. Đây là điều bắt buộc, vì như thế bạn mới có thể giảm trọng lượng của máy giặt khi di chuyển.
Ghi chú: Đối với máy giặt có cửa trước, thì xả hết nước ngay trong lồng giặt, bằng cách hạ đường ống xả xuống thấp. Còn đối với máy giặt cửa trên, ta nên cho chúng về chế độ xả và vắt.

Bước 3: Tháo máy giặt

Sau khi đã tháo hẳn vòi nước, ống dẫn, ống xả, cho vào trong máy giặt, Kiến Vàng tiến hành khóa van cấp nước nóng và lạnh, sau đó, tháo ống cấp nước cả hai nguồn.
Sau đó bỏ dây cấp nước vào trong lồng giặt. Tiếp theo, tháo gỡ ống thoát nước, tháo gỡ đầu kết nối với máy giặt và chỗ thoát nước, cuấn dây cắm điện vào máy giặt, để dễ vận chuyển.

Bước 4: Đóng gói và bao bọc máy giặt 

Đóng gói, bọc lót là bước quan trọng khi vận chuyển máy giặt. Nếu không đóng gói cẩn thận, bạn có thể làm máy giặt bị trầy xước hoặc nặng hơn nữa là phần vỏ máy sẽ bị vỡ, khi va đập.
Kiến Vàng sẽ dùng vải phủ lên toàn bộ máy giặt hoặc dung màng nolon (PE), xốp chống sốc để quấn bọc quanh máy giặt, sau đó cố định lại bằng bang keo dính chặt lại.

Đóng gói tivi

Bước 5: Vận chuyển – lắp ráp

Trước tiên Kiến Vàng cần đưa xe đẩy hàng đến gần máy giặt, rồi nhân công nhẹ nhàng bốc máy giặt lên xe và đẩy xa vị trí xe ô tô đối với địa hình là chung cư hoặc trên một mặt phẳng. Còn đối với cầu thang bộ cần ít 2 người trở khỏe mới có thể đưa máy giặt lên xuống cầu thang và lên xuống xe ô tô. 

Sau khi vận chuyển đến địa điểm mới, kê đặt vào đúng vị trí, Kiến Vàng lắp ống cấp nước và xả nước cho máy giặt, vặn chặt van nước, chống rò rỉ nước trong quá trình sử dụng. Ống xả nước cần để thẳng, không bị gập, để cho quá trình tháo rút nước được thông thoáng và nhanh chóng.

Tiếp theo Kiến Vàng cắm nguồn điện của máy giặt vào và chúng ta sẽ kiểm tra tình trạng hoạt động của máy giặt để đảm bảo máy giặt hoạt động bình thường và ổn định sau khi di chuyển.

Đóng gói đồ dễ vỡ

Do thợ đó​ng gói thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu đóng gói

Chất liệu được sử dụng nhiều nhất hiện nay là thùng carton. Thùng carton có nhiều kích cỡ, mẫu mã đa dạng, đáp ứng được nhu cầu đóng gói đa dạng của khách hàng.

Ngoài thùng carton, còn có một số chất liệu bọc hàng khác như: Giấy bọc chuyên dụng, màng bọc chuyên dụng, xốp bọt, xốp chống sốc, vải, giấy vụn, báo, xốp mút, băng keo v.v.

Bước 2: Đánh dấu hàng dễ vỡ

Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa dễ vỡ và không bị hư hỏng, Kiến Vàng luôn chú trọng xử lý cẩn thận trước khi đóng gói. Đánh dấu “hàng dễ vỡ” giúp cho công nhân bốc xếp biết được rằng cần phải bốc xếp nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh khi di chuyển.

Ngoài ra Kiến Vàng còn sử dụng ký hiệu hình chiếc ly bị vỡ đây cũng là ký hiệu phổ biến nhất hiện nay để đánh dấu hàng dễ vỡ, ký hiệu thường được in bằng màu nổi trội để dễ dàng nhận biết hoặc sử dụng bút không bay màu viết trực tiếp lên hàng hóa.

Đóng gói đồ dễ vỡ

Bước 3: Đóng gói

Để đóng gói các sản phẩm dễ vỡ, đòi hỏi các phương pháp đóng gói khác nhau và đòi hỏi thợ đóng gói có tay nghề, kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về đóng gói để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ. Kiến Vàng thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân đóng gói, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Bước 4: Bốc xếp lên xe và Vận chuyển

Đối với mỗi loại đồ đạc dễ vỡ, trước khi đóng gói và vận chuyển, Kiến Vàng đều phân loại theo kích thước (lớn, nhỏ, nặng, nhẹ…) theo tùng chủng loại, như vậy sẽ giúp đóng gói và vận chuyển dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn cao nhất.

Khi xếp hàng lên xe Kiến Vàng sẽ xếp đồ dễ vỡ lên tầng trên cùng và cố định đồ đạc bằng dây chằng để tránh xê dịch trong quá trình vận chuyển.

Bước 5: Tháo dỡ - sắp xếp

Ghi chú hàng dễ vỡ

Để tháo dỡ đồ dễ vỡ được an toàn và đúng cách, Kiến Vàng sẽ thực hiện dỡ từng kiện hàng riêng biệt, và dỡ từ trên xuống dưới lần lượt. Sau khi dỡ ra chúng cần được sắp xếp lên giá kệ ngay lập tức, không để chúng dưới sàn nhà hay bất cứ chỗ nào dễ va chạm, nhằm đảm bảo chúng được an toàn khi dỡ màng bọc.

Quần áo, chăn màn – Do thợ đóng gói thực hiện

Cái này thì không có gì khó khăn trong việc đóng gói và bọc lót, vì chúng không phải là đồ dễ vỡ hay dễ trầy xước. Tuy nhiên chúng rất cần được đảm bảo sạch sẽ, đúng chủng loại và cũng cần đóng đúng cách. Nhân viên Kiến Vàng đeo bao tay trước khi đóng.

Thứ tự đóng gói như sau: trước tiên Kiến Vàng phân loại quần áo, đúng chúng vào bao ninlon chuyên dụng, sau đó dung máy hút chân không hút cho chúng xẹp lại, đóng vào thùng carton và ghi chú bên ngoài.

Đến địa điểm mới, Kiến Vàng cho các thùng quần áo vào từng phòng quy định để khách hàng có thể dỡ chúng ra sau đó.

24hbiên phòngto quoccafe-fVafieVafieTrang VangIAFIPIP
ChatZaloMáy bàn024.36.422.422Hotline0824.422.422